Review sách: NGƯỜI THẦY – Frank McCourt

Chủ Nhật, 24/09/2023

“Ngay ngày đầu tiên trong đời thầy giáo của mình, suýt nữa tôi bị sa thải vì ăn chiếc bánh mì kẹp của một cậu học sinh trung học. Ngày thứ hai tí nữa tôi bị sa thải vì nói đến khả năng kết bạn với cừu”.

Đọc những dòng này làm mình nhớ đến cô bé Tottochan, cũng bị đuổi học ngay những ngày đầu học lớp 1 vì cứ đứng mãi ở cửa sổ nói chuyện với mấy chú chim. Nghe chừng đều là những thành phần bất hảo.

Review “Người thầy” – Frank McCourt

Người thầy này không mang một hình tượng tận tụy, chuẩn mực như thầy hiệu trưởng ngồi lắng nghe cô bé Tottochan suốt 4 tiếng đồng hồ, hay thầy hiệu trưởng Harfan và cô giáo Mus trong Chiến binh cầu vồng vượt gian nan để đưa con chữ đến những học trò nghèo ở Indonesia. Bằng giọng kể hài hước, Người Thầy kể lại hơn 30 năm rong ruổi cùng “lũ choai choai trên đất ”, với đầy những hối hận, tức giận, trăn trở. Người thầy phơi bày tất cả ruột gan khi thú nhận “học trò là lũ phiền toái”, “lúc nào cũng đấu tranh nên diễn thế nào để ra vai nghiêm khắc”, “cũng muốn cười khi nghe học trò kể chuyện bậy nhưng phải giữ tư cách ông thầy”.

Lần đầu tiên mình biết đến Thế hệ mệt mỏi ở Mỹ, khi những giá trị xã hội đảo lộn, với xung đột về đa , thế hệ di dân thứ nhất đói khổ, chăm chỉ, thế hệ di dân thứ hai nổi loạn, tự ti, trầm tư.

Mình thích nhất ở quyển sách này là giọng văn kiểu nhẹ nhàng, dung dị, đơn thuần là kể chuyện, chứ không tô vẽ nhiều cảm xúc, tư tưởng. Thứ hai là những câu chuyện của các học trò, người , Ý, Cuba, có câu chuyện về người cha hung dữ, về người mẹ muốn trở về cố hương để chết như Lý Bạch. Đúng như phương  dạy của thầy Mccourt, cứ đọc và  xem có gì đó xảy ra trong đầu óc, trong bụng, trong cơ thể của mình. Không cần phải phân tích, chỉ phản ứng thôi. Có thể là nó gợi đến một người bạn nào đó, gợi về một lần lỗi lầm nào đó, một kỷ niệm với người bà. Chẳng cần phải phân tích sâu xa gì cho mệt óc.

Review của độc giả Ngô Trúc – Nhã Nam reading club