Giới thiệu sách
Thúy Thúy, cô bé mồ côi sống cùng ông ngoại làm nghề lái đò trên con sông đã trở thành một thiếu nữ khả ái ở tuổi 15. Người ông vui mừng khi thấy cậu cả Thiên Bảo của gia đình chủ bến đem lòng thương yêu cô Thúy Thúy nhưng nàng chẳng hề để ý tới việc cưới xin. Thực ra, trái tim nàng đã thầm lặng hướng theo cậu hai Na Tống, cho dù chàng trai đã được gia đình sắp xếp cho cuộc hôn nhân với một gia đình danh giá. Cuộc tình tay ba chưa có lối thoát thì cái chết đã cướp đi cậu cả Thiên Bảo trong một chuyến đi thuyền. Thúy Thúy bị coi là kẻ mang vận đen cho gia đình chủ bến, tình yêu của nàng và Na Tống rơi vào tuyệt vọng. Người ông quá lo lắng, đau buồn cũng sớm lìa bỏ cuộc sống trong một đêm mưa gió. Na Tống chẳng tìm ra cách giải quyết nào cho số phận tình yêu, ra đi không một lời hẹn ước. Thúy Thúy ở lại với con đò cô đơn, chờ mong người con trai có thể sẽ về mà cũng có thể chẳng bao giờ quay lại.
“Vẻ đẹp tạo hình của Biên thành – thiên tiểu thuyết có nhân vật chính là một ông lão và cô cháu gái này luôn được giới phê bình nhấn mạnh; nó làm ta nghĩ tới một bức tranh Trung Hoa cổ điển, và mời gọi ta trở lại kiếm tìm một thế giới trữ tình đã mất của những ai chài, của đồng nội… Một kiệt tác của một tác giả quan trọng.”
- SDM -
“Bị khuất đi nhiều bởi những đồng nghiệp nổi tiếng có lối viết thiên về chính trị như Lỗ Tấn hay Lão Xá… Tác phẩm của Thẩm Tùng Văn đan dệt phức tạp, giàu có tầng lớp và trữ tình. Trung Hoa của quá khứ và hiện tại sống động trong văn ông một cách tự nhiên như vốn thế. Nỗi buồn thấm qua nhưng cảnh đồng quê… có gì đó không chắc chắn và cũng nhiều hy vọng... Trong khi Lỗ Tấn là nhà ký sự của siêu ý thức xã hội thì Thẩm giống như một nhà nhân loại học, và trong ý nghĩa này, dương như ông gần với độc giả hiện đại hơn. Trong khi những người khác hướng đến một xã hội Trung Hoa của tự phê bình, của các thay đổi, thì Thẩm, một cách đẹp đẽ và giản dị, chỉ cho ta cuộc sống vốn dĩ vẫn hiện hữu như thế đó. Tác phẩm của ông là sự hoà quyện giữa nỗi buồn sâu xa cho quá khứ, hy vọng cho tương lai, và hơn tất cả, là vẻ đẹp và sự trong sáng của cõi sống hiện tại”.
- Matthew W.Baker -