Trong khi các công ty đang đua nhau tìm kiếm "work-life balance", NVIDIA lại chứng minh rằng đôi khi, để đạt được sự vĩ đại, bạn cần ... "mất cân bằng".
"25 giờ mỗi ngày, 8 ngày mỗi tuần" - nghe như một câu đùa của dân IT thức khuya, nhưng đây lại chính là triết lý làm việc thực tế tại NVIDIA, công ty vừa vượt mặt Microsoft để trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất thế giới với vốn hóa 3,3 nghìn tỷ USD.
Trong cuốn sách "Phong Cách NVIDIA" của nhà báo công nghệ Tae Kim, độc giả sẽ được khám phá bí mật đằng sau văn hóa doanh nghiệp "không giống ai" này - nơi mà áp lực không phải là kẻ thù, mà là động lực tạo nên một đội ngũ nhân sự siêu việt.
Khi "Khắc Nghiệt" Trở Thành Nghệ Thuật
Jensen Huang, CEO của NVIDIA suốt hơn 30 năm qua, đã tạo ra một môi trường làm việc mà ông gọi là đòi hỏi "sự nỗ lực và khả năng chịu đựng áp lực tinh thần ở mức độ gần như siêu nhân". Áp lực ông đặt lên vai nhân sự của mình là khủng khiếp. Nhưng kết quả thì không thể chối cãi.
Theo tác giả Tae Kim, người đã thực hiện hơn 100 cuộc phỏng vấn để viết “Phong cách NVIDIA”, văn hóa NVIDIA "kết hợp sự độc lập khác thường cho từng nhân viên với các tiêu chuẩn cao nhất có thể; khuyến khích tốc độ tối đa đồng thời yêu cầu chất lượng tối ưu".
Điều thú vị là, trong số tất cả cựu nhân viên NVIDIA mà tác giả phỏng vấn, "rất khó để tìm được một người phản đối văn hóa ấy". Thậm chí, họ còn than phiền về việc "khó khăn như thế nào để điều chỉnh khi chuyển sang làm việc ở các công ty khác" - nơi mà "chuyện giao tiếp thẳng thắn là hiếm có khó tìm".
"Kẻ Thù Lớn Nhất Là Chính Mình"
Bí quyết đằng sau thành công này nằm ở triết lý độc đáo của Jensen: "Kẻ thù lớn nhất của NVIDIA không phải là sự cạnh tranh, mà chính là bản thân mình - cụ thể hơn là sự tự mãn".
Để chống lại "căn bệnh" tự mãn, Jensen đã cấu trúc NVIDIA theo cách loại bỏ hoàn toàn đấu đá nội bộ. "Qua nhiều năm, tôi nhận ra chuyện gì đang diễn ra - mọi người bảo vệ địa vị và bảo vệ ý tưởng của họ như thế nào. Tôi đã tạo ra một tổ chức phẳng hơn nhiều," Jensen chia sẻ.
"Thần dược" của ông để xoá bỏ sự đấu đá ấy? Chính là trách nhiệm công khai, thậm chí là "làm bẽ mặt công khai nếu cần thiết". "Nếu có lãnh đạo nào không đấu tranh vì sự thành công của người khác và tước đi cơ hội của họ, tôi sẽ nói thẳng ra. Tôi chẳng ngại gọi tên ai cả."
"NVIDIA không phải là công ty tuyệt vời ngay từ những ngày đầu tiên. Chúng tôi đã làm cho NVIDIA trở nên tuyệt vời trong suốt ba mười một năm qua," Jensen thẳng thắn thừa nhận. Hai sản phẩm đầu tiên NV1 và NV2 đều thất bại thảm hại, nhưng thay vì đầu hàng, công ty đã "tự vực mình đứng dậy" và "chữa lành công ty để nó có thể tồn tại".
Kết Quả Không Thể Chối Cãi
Văn hóa "khắc nghiệt" này đã mang lại trái ngọt đáng kinh ngạc. Cổ phiếu NVIDIA đã tăng hơn 2.400% trong 5 năm qua. Nếu bạn đầu tư 10.000 USD vào NVIDIA năm 1999, đến 2023 bạn sẽ có 13,2 triệu USD - mức tăng trưởng kép hằng năm lên tới 33%.
Quan trọng hơn, NVIDIA đã trở thành "bộ não" của cuộc cách mạng AI, với các ứng dụng từ nâng cao năng suất lập trình viên, tự động hóa chăm sóc khách hàng, đến hỗ trợ thiết kế sáng tạo.
Câu chuyện NVIDIA chứng minh rằng đôi khi, để tạo ra sự khác biệt, bạn cần dám "đi ngược dòng". Trong khi thế giới đang tìm kiếm sự thoải mái, NVIDIA lại chủ động tìm kiếm thách thức.
Như Jensen đã nói: bí quyết thành công của công ty không gì khác ngoài "ý chí tuyệt đối" - niềm tin rằng "bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn khi thực hiện công việc bằng toàn bộ khả năng của mình".
Muốn khám phá thêm những bí mật đằng sau thành công phi thường của NVIDIA? Cuốn sách "Phong Cách NVIDIA" của tác giả Tae Kim - cựu phóng viên công nghệ cấp cao của Barron's, Bloomberg và CNBC - sẽ đưa bạn vào hành trình 14 chương đầy bất ngờ, từ tuổi thơ gian khó của Jensen Huang đến việc xây dựng đế chế AI nghìn tỷ đô la.
Được Amazon chọn làm Editors' Pick và Forbes vinh danh là một trong những cuốn sách công nghệ xuất sắc nhất 2024, đây là cơ hội để bạn học hỏi từ "thiên tài mà bạn chưa từng nghe nói đến" - trước khi cả thế giới biết đến ông.
Đặt mua ngay hôm nay để nhận ưu đãi đặc biệt tại đây: http://nvidia.nhanam.vn/