Review sách: CHIA RẼ: TẠI SAO CHÚNG TA ĐANG SỐNG TRONG THỜI ĐẠI CỦA NHỮNG BỨC TƯỢNG? – Tim Marshall

Chủ Nhật, 24/09/2023

Review “Chia rẽ: Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường?” – Tim Marshall

Trong những ngày này, khi tiếng súng của cuộc chiến  – Ukraina đang vang lên và chưa hề có dấu hiệu về một sự lắng dịu, Chúng ta càng hiểu thêm về sự chia rẽ luôn tiềm ẩn trong mối quan hệ láng giềng và “tại sao chúng ta phải sống trong thời đại của những bức tường”. Sự chia rẽ định hình nền chính trị ở mọi cấp độ, từ cá nhân, đến quốc gia và quốc tế. Mỗi câu truyện đều có hai mặt, giống như mỗi bức tường vậy, từ Vạn lý  hỏa thành của , bức tường giữa  và Mexico, bức tường ý thức hệ Đông và Tây  hay bức tường định kiến, phân chia giai cấp sâu sắc ở Ấn Độ, bức tường có hào sâu chôn đầy mìn ở Marocco…

Trong tập một những tù nhân của địa lý, Tim đã phân tích cho chúng ta thấy yếu tố địa lý đã ảnh hưởng chúng ta như thế nào, chúng ta phải sống chung thân trong đó ra sao. Thì trong tập 2 Chia rẽ chúng ta được chứng kiến những bức tường được con người xây dựng nên nhằm ngăn cách với bên ngoài. Nói dài nhất, xuất hiện rất sớm  thì chính là Vạn lý Trường Thành của người Trung Quốc. Với Vạn lý Trường thành, Tần Thủy Hoàng đã có một công cụ chắc chắn để bảo vệ đường biên giới. Trong hiện đại Trung Quốc như một thực thể chắc chắn, đáng gờm đối với phương Tây, xong trong thực tế thực thể rắn chắc ấy lại có những chia rẽ, những rạn nứt từ bên trong: mâu thuẫn dầu nghèo; mâu thuẫn sắc tộc; mâu thuẫn tôn giáo đã bắt đầu dần lớn lên bên trong quốc gia này.

Hiện nay ở Trung Quốc còn tồn tại một Vạn lý Trường Thành thời hiện đại, đó là Vạn lý hỏa thành: hệ thống tường lửa internet ngăn cách người dân Trung Quốc tiếp cận thông tin của thế giới. Với các nước khác Facebook, Instargram… là một điều vô cùng bình thường thì Vạn lý Hỏa thành đã chặn toàn bộ, người dân Trung Quốc chỉ dùng được các mạng nội bộ như Weibo, Baidu, Renren…Quyền lực của giới lãnh đạo và sự thống nhất của người Hán với quốc gia vẫn là ưu tiên số một. Ngay cả nếu sự thống nhất đó có đạt được qua một bức tường kĩ thuật số ngăn cách Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và chia rẽ chính bản thân đất nước này.

Còn có một bức tường rất nổi tiếng bởi vì nó chưa hề tồn tại xong đã được người ta nhắc đến, tranh cãi rất nhiều là bức tường giữa Mỹ và Mexico. Tổng thống Trumph đã hô hào xây bức tường này để giảm bớt dân nhập cư bất hợp  vào Hoa Kỳ. Nhưng mặc dù chưa được xây nên nó vẫn là một biểu tượng cho sự chia rẽ đã thúc đẩy của máy văn hóa và chính trị khổng lồ của Hoa Kỳ.

Ấn Độ rộng lớn và đa dạng dân cư đến mức thường được gọi là tiểu lục địa Ấn Độ. Sự đa dạng dân cư ấy đã dẫn đến sự đa dạng về tôn giáo, hệ thống phân chia đẳng cấp một cách sâu sắc ở Ấn Độ. Đã dẫn đến sự chia rẽ nội bộ rất lớn nó đã tồn tại hơn 3000 năm. Mặc dù không được pháp luật công nhận xong nó ăn sâu bén rễ trong đời sống xã hội, ảnh hưởng tới tất cả mọi người: những người đẳng cấp cao sống với nhau, hôn nhân liên đẳng cấp thường bị cấm, rất nhiều nghề nghiệp người ở đẳng cấp thấp không được làm. Ở một số điểm sự phân biệt giai tầng này giống như chủ nghĩa Apartheid. Những bức tường những kiến vô hình đã chia rẽ Ấn Độ sâu sắc hơn bất cứ điều gì, ví như sự chia rẽ tôn giáo cũng đã gây tổn thất lớn cho Ấn Độ. Năm 1947 đã có hàng triệu người bị giết trong cuộc di chuyển không lồ của những người theo đạo Silk, Ấn Độ giáo, Hồi giáo… sau khi Thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, Jawaharlal Nehru lên làm thủ tướng đã rất cố gắng xóa đi sự phân chia giai cấp này nhưng không có hiệu quả bởi nó đã ăn sâu trong quốc gia này không thể một sớm một chiều mà xóa bỏ được.

Ấn Độ còn có sự chia rẽ giữa người ấn và dân nhập cư như Myanma, Bangladesh luôn là những điểm nóng. Người dân các nước này tràn vào Ấn Độ, cố gắng thoát ra khỏi  nhưng một tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đón họ: Ấn Độ không có luật nào về có hiệu lực dành cho người tị nạn hay dân nhập cư bất hợp pháp. Họ được gọi là “một người không phải là công dân Ấn Độ”, cùng với sự căm ghét của dân chúng Ấn Độ nên sự tình ngày càng nguy hiểm hơn cho dân nhập cư.

Bao bọc một Ấn Độ bị chia rẽ là đường biên giới luôn nóng, bao gồm nhiều bước tường được xây lên, mức độ nóng cũng không giống nhau. Nếu biên giới với Buhtan khá yên ổn, bình an thì đường biên với Pakistan, Kashmir thường xuyên có đụng độ.

Ở châu Phi cũng có một bức tường rất dài ngăn cách Marocco và Cộng hoà dân chủ Ả rập Sahravi. Bức tường cao hơn 2m với một con hào và hàng triệu quả mìn trải khắp vài dặm vào sâu trong sa mạc; cứ gần 5km lại có một đồn của quân đội Marocco gồm 40 lính.  Khi  rút khỏi châu Phi đã để lại quyền tự trị cho Marocco và Mauritania. Chính quyền Rabat đã sát nhập lãnh thổ này và ngay lập tức đối đầu với những người thuộc phong trào FT (sau này là nước Cộng hòa dân chủ Sahravi). Bức tường nói trên được xây lên nhằm đối phó với phong trào này.

Châu Phi là một châu lục bị chia rẽ sâu sắc bởi đường biên giới của thực dân để lại. Đường biên đó chỉ bao gồm những đường thẳng trên bản đồ, không hề quan tâm tới những người dân sống trong đó. Một bộ lạc có thể bị chia đôi bởi biên giới. Nhiều khi hai bộ lạc vẫn thường xuyên xung đột sâu sắc lại bị gom vào cùng một đất nước. Tôn giáo, sắc tộc, tập quán, văn hóa, tập quán bị chia rẽ bởi đường biên giới kia.

Ngoài Marocco, Châu Phi còn có rất nhiều bức tường như thế. Đơn cử như Nam Sudan – Cộng hòa dân chủ Congo. Tại đây đã có những cuộc nội chiến cực kỳ bạo lực. Ở Nigeria xung đột đã trở nên đẫm máu với cuộc thảm sát người Igbo của nước cộng hòa Biafra (tự phong), với tổng cộng trên 3.000.000 người bị giết nhưng vấn đề nước cộng hòa Biafra vẫn không phải đã chìm hẳn.

Bản sắc dân tộc vẫn áp đảo ở hầu hết các quốc gia châu Phi. Trong khi đường biên giới quốc gia nhà nước là có thật, chừng nào chúng còn tồn tại trong một khuôn khổ pháp lý và đôi khi được đánh dấu bằng một kiểu ranh giới hữu hiệu nào đó, chúng không phải lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí những người sống xung quanh các đường biên giới đó.

Ngay trong lòng châu Âu văn minh cũng không tránh được có một bức tường giữa Đông Đức và Tây Đức: bức tường Berlin. Năm 1990 bức tường này đã bị phá hủy. Với một nền  lớn và dân số đông hơn nhiều, Tây Đức đã sớm đè bẹp Đông Đức. Tuy nhiên, sự phá bỏ bức tường ngăn cách Đông – Tây Đức đại biểu cho việc thống nhất về mặt chính trị sau 45 năm chia cắt thì không một thể chế chính trị nào có thể phá hủy được “bức tường trong đầu” của dân chúng. Sau rất nhiều khó khăn để đi đến thống nhất là chặng đường tái thống nhất đầy gian nan bắt đầu với những khác biệt về giầu nghèo, đức tin,  tự ti của người Đông Đức…

Để kết thúc review cuốn sách về sự chia rẽ giữa các quốc gia và sự rạn nứt của một dân tộc tôi trích dẫn lại lời của tác giả : “ Có một câu tục ngữ có thể tìm thấy trong hầu hết các : “Hàng rào tốt tạo ra láng giềng tốt”. Đây không phải là một câu nói bình dân sáo rỗng; nó tuyên bố một sự thật không thể tránh khỏi vì những đường biên giới hữu hình và tâm lý. Chúng ta hoạch định tương lai trong đó chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất và lo sợ điều tồi tệ nhất. Và vì chúng ta sợ hãi, chúng ta xây lên những bức tường”.

Review của độc giả Huỳnh Thu Giang – Nhã Nam reading club