Mặc dù vốn là một câu chuyện với nhân vật chính toàn là trẻ em nhưng “Chúa Ruồi” có lẽ chỉ nên dành riêng cho người lớn bởi lẽ trải nghiệm và dư âm của cuốn sách sẽ khiến người đọc phải hoang mang, run sợ và thậm chí là cảm thấy ớn lạnh. Một xã hội khi không tồn tại luật pháp, khi con người chấp nhận từ bỏ phần “người” của mình, khi những giết chóc trở thành thói quen, khi những tận cùng của sự man rợ được bình thường hóa và khi những dục vọng của con người được giải phóng - tất cả những điều ấy đều được khai thác qua những dòng bút của William Golding khiến người ta phải tự suy ngẫm lại chính bản thân mình và tự đặt ra câu hỏi không thể trả lời “nhân chi sơ tính bản..?”. Phải chăng con người cũng như bao động vật khác, chỉ khác là chính nền văn minh nhân loại đã khiến ta buộc phải kìm nén và dập tắt đi những ham muốn vốn có, để cái “người” lấn át đi cái “con”?
“Giết con lợn. Cắt cổ nó. Đổ vấy máu của nó”
“Không có lời nói, và không có cử động nào ngoài tiếng xé của răng và móng vuốt”
“Anh ta bắt đầu nhảy và tiếng cười của anh ta trở thành tiếng gầm gừ khát máu”
“Tụi bay cứ tưởng ác thú là cái gì tụi bay có thể săn và giết được. Mày biết phải không nào, rằng ta là một phần của tụi bay? Một phần rất gần gũi, rất gần gũi, gần gũi lắm!”