Thế là mình trở thành “dân ngụ cư” nơi Hà Nội được một tháng rồi. Sáng sáng ngồi uống cốc trà nóng vỉa hè, lá rơi đầy đường, quán cafe phát giai điệu vừa quen vừa lạ:
“Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố
Chợt thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường”
Lạ mà quen, quen mà lạ. Thế đó TỪNG NỐT NHẠC NGÂN cứ rót vào lòng mớ kỷ niệm xưa cũ…
…để rồi tiếng đàn Piano im bật, bóng đen của bệnh tật bao trùm và tước đi đặc ân được chơi đàn của anh- Richard, cướp đi đôi tay huyền diệu lả lướt trên từng phím đàn, chat cùng Mozart, thủ thỉ với Chopin và ân cần dịu dàng với Bach giữa thánh đường nghệ thuật.
“Cái gì cũng có khởi đầu và kết thúc; mọi ngày và đêm; mọi bản concerto; mọi mối quan hệ, mọi cuộc đời, sớm muộn gì mọi thứ cũng kết thúc.”
Khi tiếng dương cầm im bật, người nghệ sĩ quên quên nhớ nhớ, nhìn lại quá khứ vàng son ở hành lang thời gian phủ xám đám mây mù ở phía trước. Cũng là lúc những tổn thương, đổ vỡ của hai con người được hàn gắn và cảm thông cho nhau. Lời xin lỗi dẫu có muộn màng nhưng đủ dịu mát xóa đi nỗi đau của hai người từng gọi nhau là chồng là vợ.
TỪNG NỐT NHẠC NGÂN là thanh âm vừa đẹp đẽ nhưng đầy đau đớn nhưng đâu đó lại cất lên dịu dàng giữa cơn hung tàn của bi kịch, vực dậy hai trái tim để rồi yêu lại từ đầu.
—
Một điều thú vị khi phát hiện chiếc bìa của quyển sách này liên quan đến một chi tiết, đó là người vợ cũ của Richard nhìn ra khung cửa và thấy ba chú chim đậu trên dây điện tạo thành một nốt Sol đầy cô đơn ngoài trời.