Shingo Takeuchi – người tình nghi số một trong vụ sát hại cả gia đình ba người, nhưng vì không đủ chứng cứ cáo buộc trự tiếp, Takeuchi được thẩm phán Isao tuyên vô tội cũng như trở thành nạn nhân đáng thương của một án oan. Hai năm sau, Takeuchi trùng hợp chuyển đến làm hàng sớm của ông Isao lúc này đã về hưu và trở thành giảng viên dạy học. Một người luôn giúp đỡ người khác, nhẹ nhàng, nhiệt tình và lịch sự, nhưng kể từ khi Tekeuchi chuyển đến, gia đình Isao liên tục xảy ra những sự kiện đáng ngờ, liệu những việc đó có liên quan gì đến Takeuchi và rốt cuộc vụ án năm xưa có thật sự là án oan.
Mạch truyện cá nhân mình cảm nhận là khá nhanh chóng, những diễn biến, sự việc cứ liên tiếp xảy ra khiên mình không thể ngừng tò mò những diến biến tiếp theo, bằng chứng là mình đã đọc xong cuốn sách này trong 2 đêm mặc dù đang trong thời kỳ chán đọc.
Không mang nhiều yếu tố trinh thám, Tàn lửa tập trung vào miêu tả tâm lý nhân vật và tác giả đã làm tốt vai trò của của mình để đưa đến cho người đọc cái nhìn về vị thẩm phán khi phải đối mặt với phán tử hình, về bổn phận của người vợ, người con dâu, về cách giáo dục con cái của bậc cha mẹ, về những nỗi đau có thể tàn phá gia đình các nạn nhân. Đến cuối cùng, nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình cũng như sự giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng nhiều thế nào đến sự hình thành tính cách của con cái, khi phần lớn những kẻ có tâm lý không bình thường đều được phát triển trong hoàn cảnh thiếu thốn không về vật chất thì cũng về mặt tinh thần mà tạo nên những méo mó nhất định, từ đó mà tội ác bắt đầu sinh ra.
Chi tiết ẩn dụ liên quan đến nhan đề tác phẩm cũng khá thú vị, “tàn lửa” những gì còn sót lại có thể lại gây nên một ngọn lửa khác nếu ta không kịp thời ngăn chặn, và ở đây là ông Isao với vi trò là thẩm phán của mình, cần phải suy xét đến tận cũng trước khi đưa ra bất kỳ phán quyết nào, và giờ đây chính ông là người thích hợp hơn ai hết dập tắt cái “tàn lửa” mà ông còn để lại.