Review sách: HẸN GẶP LẠI TRÊN KIA – Pierre Lemaitre

Thứ Bảy, 16/09/2023

Hết năm rồi, nhìn lại mấy cuốn sách ít ỏi đọc năm nay, mình nghĩ Hẹn gặp lại trên kia là cuốn  nhất mà mình đọc được của 2021 nên đăng bài review mình viết trên Goodreads.

Hẹn gặp lại trên kia là một cuốn tiểu thuyết du đãng kể về cuộc đời của ba con người bắt đầu từ xuất phát điểm: Ngày 2/11/1918. Khi ấy, chỉ còn cách chưa đầy 10 ngày là tới 11/11, ngày mà quân đội  ký thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt  thế giới lần thứ nhất. Tin tức chiến tranh sắp kết thúc cũng chạm tới tai những người lính – cả Đức lẫn , khiến cho tinh thần chiến đấu của họ cũng chạm đáy: Họ mơ về hòa bình. Nhưng hòa bình không phải là điều mà Pradelle – bấy giờ là một Trung úy – tìm kiếm. Gã hung hãn, gã thèm được đánh nhau, và gã thấy chiến tranh kết thúc bây giờ là sớm quá, gã cần đạt được một vị trí cao hơn. Vậy là gã bắn chết hai người lính Pháp, vờ rằng Đức là kẻ giết họ, dùng nó khơi dậy cơn phẫn nộ của những người lính Pháp và tự mình tạo ra một trận chiến cuối cùng. Là người phát hiện ra việc đó, Albert đã suýt bị Pradelle chôn sống. Péricourt, sau khi cố cứu Albert, bị một mảnh pháo lao tới cướp đi toàn bộ hàm dưới, trên mặt chỉ còn lại một lỗ hổng toang hoác. Ba người, ba tính cách, ba số phận, cùng bước ra từ một trận chiến, dù bản chất tốt hay xấu, đều trở thành những kẻ lừa đảo gây rúng động nước Pháp.

Hẹn gặp lại trên kia được Pierre Lemaitre viết một cách quá đỗi bình thản, dù rằng nội dung câu truyện thì hết sức nặng nề, đầy những sự vô đạo đức nhưng lại được kể lại như thể nó chẳng có gì. Đây không phải câu chuyện trả thù, đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, chẳng nhằm thỏa mãn ai: Sự thật thì vẫn nằm sâu trong những nấm mồ. Nó chỉ là câu chuyện về những mảnh đời vì chiến tranh đưa đẩy mà đi đến những kết cục khác nhau.

(Đoạn dưới có spoil.)

Đầu tiên, Pradelle, một tên khốn trơ trẽn không hơn. Từ “tên khốn” có lẽ chẳng đủ để miêu tả hắn: Một tên sát nhân tàn nhẫn, tham lam, trục lợi trên nỗi đau của người khác. Gã hội tụ đủ những gì là xấu xa nhất, và theo mình cạn nghĩ, đại diện cho chính quyền thời chiến. Gã tham quyền lợi, đạp lên những cái chết của kẻ khác, một tên chỉ huy mà biết chắc mình sẽ không chết. Những kẻ vô cảm mà tới sau chiến tranh vẫn chỉ tiếp tục kiếm chác trên những cái chết. Cái kết cho hắn quả là đẹp, nhưng cũng chỉ vì hắn quá trơ trẽn, quá tằn tiện, điều khiến cho không ai có thể bảo vệ hắn được cả.

Albert Maillard là một người sợ sệt mọi thứ, anh run sợ, khóc lóc, đái dầm. Anh là một người bị chấn thương , không chỉ bởi bản tính bạc nhược của mình mà bởi có mấy ai trải qua một lần bị chôn sống mà không ám ảnh? Mình cực kỳ thích hình tượng con ngựa trong truyện. Nó kỳ dị, đương nhiên, nhưng nếu ta so một người suýt chết đuối cố bấu víu lấy hình ảnh cái phao đã từng cứu sống họ thì chẳng còn gì đáng ngạc nhiên nữa: Đó là biểu tượng của sự sống, của tia hi vọng nhỏ bé lẻ loi khi phải đối mặt với tử thần, dù rằng nó đáng ghê tởm biết mấy như mồi hôi thối trong miệng con ngựa chết ấy.

Péricourt Édouard đại diện cho những người lính bị tổn thương về thể chất, điều cũng dẫn tới tổn thương về tinh thần. Anh là kẻ mơ mộng, trong anh luôn tồn tại một sự yêu đời vô cùng cho tới khi lỗ hổng trên mặt khiến chính anh còn không chịu nổi mình nữa là kẻ khác. Nhưng anh vẫn luôn kiếm tìm một lẽ sống, một lý do để anh được cười khi nghĩ đến ngày mai. Đó là vẽ, là làm mặt nạ. Đó là lừa đảo. Đó là cho đi. Những chiếc mặt nạ được vẽ nên, che đi khuôn mặt rợn người của anh, để cả thế giới có thể bỏ qua sự xấu xí ấy mà vui cùng anh như Louise đã làm. Và trò lừa đảo, “để trả thù chiến tranh”, anh nghĩ vậy đấy, trả thù lên những con người tôn vinh chiến tranh, tôn vinh người chết. Không, chẳng có gì trong những thứ ấy đáng để tôn vinh cả. Chiến tranh đem lại những nỗi đau quá lớn, chúng sản sinh ra những kẻ như Pradelle, những kẻ nhân danh chiến tranh mà giết người, những kẻ trục lợi, những kẻ chỉ nhìn vào người chết mà coi thường người sống. Édouard là một hình tượng nặng tính nghệ thuật hơn bất cứ truyện chiến tranh và hậu chiến tranh nào mà mình từng đọc, trong mọi thứ, trong những bức vẽ đồi trụy vượt khuôn khổ từ năm 8 tuổi, trong những bức vẽ khắc họa sự sống của những người lính, trong một nỗi ham muốn được cho đi, rải đầy tiền cho những người mà anh biết ơn, và trong cả một cái chết mà ta thấy chẳng có gì ngoài sự tự do.

(Hết spoil.)

Không biết có phải vì hợp gu không nhưng trong top sách mình thích nhất thì có 2 cuốn của Pierre Lemaitre, một là Ba ngày và một đời, hai là cuốn này, nhiều người đọc thấy không thể theo tới hết cuốn sách, nhưng mình đọc mà thấm từng con chữ, và ngược lại, lại không hợp với văn  mà ông viết.

Review của độc giả My Nguyen – Nhã Nam reading club

Hoang vu giữa thành phố lớn

Hoang vu giữa thành phố lớn

Năm 2022, tiểu thuyết Tình yêu ở thành phố lớn của nhà văn Sang Young Park cùng tập truyện ngắn Con thỏ nguyền...

Thứ Ba, 03/12/2024