A. Bối cảnh:
Vùng cực Bắc nước Đức, thời kỳ sau Thế chiến II, trên cù lao Hanofer-Sand, cạnh sông Elbe. Các tư tưởng văn hoá, đặc biệt là tranh vẽ của một hoạ sĩ (coi là thiên tài) Emil Nodle, đều bị cấm khi tư tưởng văn hoá hay tác phẩm tranh vẽ thuộc về/ủng hộ Quốc trưởng phát xit Hiler, hay chủ nghĩa quốc xã Đức. Và khi đó Emil Nodle – nhân vật tích cực bài Do thái và ủng hộ Hitler.
1968, “Giờ Đức văn” của Siegfried Lenz, cuốn tiểu thuyết nhanh chóng trở thành một trong hiện tượng văn chương thành công vang dội nhất ở Đức.
B. Cảm nhận trên internet:
“Giờ Đức văn”, là một sự gán ghép thô thiển, dễ tạo cách đọc hạn chế vội vàng, câu văn gạt bỏ hết những chiều sâu tâm lý và hành vi để thực thi nghĩa vụ trong văn chương, cái nghĩa vụ mà như một nhà phê bình đã nhận xét, là giúp người Đức “trả những món nợ khổng lồ mà người Đức”. Hơn nữa. “Giờ Đức văn” là một chiêm nghiệm nhức nhối đầy nhân văn về đạo đức và triết học, về gia đình và ký ức, về những tổn thương tâm lý để lại những sự méo mó rất khó lý giải.
C. Nội dung cốt truyện
Truyện gồm 20 chương, cỡ 600 trang, 100% là lời kể của cậu vị thành niên Siggi Jepsen (cỡ 17-18 tuổi), nói chung kể lể khá kỹ, và khá lê thê dài dòng, về việc mình bị phạt vì không viết một bài luận chủ đề “Niềm vui nghĩa vụ”. Đôi khi nội dung kể lể hơi ngược và bất hợp lý. Có lẽ tới chương 18-19 độc giả mới hiểu Tiếp theo là series những sự kiện mà đắp thêm cho cậu về hình ảnh thế nào là nghĩa vụ: việc phòng ngừa ông hoạ sĩ Max bạn bố mình không cho vẽ; việc cùng chị mình và a Addi lấy trứng và đánh tụi chim hải âu như đánh máy bay Kamikaze; việc che dấu người anh trai trốn trại Klass; việc bố và ban cảnh sát tra khảo cụ hoạ sĩ Max về Lệnh cấm vẽ; việc nghe phát xét về mình các triệu trứng – bị cưỡng bách tên tuổi, tâm thần mnemsism – bị tắ nghẽn khởi đầu kosakoff – từ Ban giám hiệu trường khi không hoàn thành bài luận; việc câu bé ăn cắp tranh bảo vệ tranh khỏi các mối đe doạ (vì sao ăn cắp mời độc giả tìm đọc); rồi đồng bọn Ole cũng không thèm viết bài luận như Siggi…. và series kết thúc khi cậu bé hoàn thiện bài luận, với tâm thế đắc thắng.
D. Những cái mà cá nhân cho là hay
– Mỗi kết thúc chương, nhà văn lại tổng kết lại những rời rạc trong chương mà đôi khi đọc rất đau đầu lúc đầu
– Một câu truyện không lối thoát của một thanh niên bị chứng hoang tưởng và …nguyên nhân của chứng bệnh dần dà những kể lể trong từng chương đưa người đọc hiểu vì sau cậu bị chứng bệnh đó. Đôi khi người đọc thấy nhiều vô lý trong các chương đầu. Cái này các độc giả phải đọc. Không spoil ở đây được.
– Cách thể hiện và xử lý tình tiết khá giống với cậu bé Oskar trong Cái trông thiếc, hay Liessel trong Kẻ trộm sách: tức là bạn đầu các bạn thiếu niên hoạt động như bình thường; xong vì một loạt những hành vi quá khích của người lớn, dẫn tới họ: Liessel thì xé sách căm thù câu chữ; Oskar thì mãi trốn tránh; Siggi thì hoang tưởng ăn trộm tranh để bảo vệ khỏi các mối đe doạ.
– Một hoạ sĩ đoán được vận mệnh của Quốc gia, hay số phận những người thân trong truyện. Tác giả lồng ghép khá tài tình để có lẽ ông muốn xã hội nhìn khác đi với các sản phẩm của hoạ sĩ đời thực, ủng hộ phát xít, Emil Nodle
– Điểm đắc thắng khi Siggi hoàn thiện bài luận và không còn bị gò bó là chứng kosakoff hay mnemsism nữa; mà rất huy hoàng coi giám thị chỉ là kẻ thua cuộc.
– Độc giả sẽ khá hả hê khi đọc 3 chương cuối, vì nó sẽ giải thích cho mười mấy chương đầu.
E. Một số chỗ cá nhân cho là không hay
– Nếu không cẩn thận đôi khi người đọc sẽ thấy lê thê và nhiều vô lý trong các chương đầu, cỡ 300 trang đầu
– Trang sách và truyện tuy chữ thưa và khá dễ đọc. Xong trang nào cũng kín như Mù Loà của J.Saramago hay Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez vậy. Gây ức chế khi bạn đảo mắt.
– Vì là lời kể rời rạc và không đầu không cuối của một vị thành niên hoang tưởng nên đôi khi độc giả sẽ thấy cốt truyện hơi vô lý và khá hồn nhiên. Những tình tiết xử sụ khá thơ ngây và không xứng với lứa 18 tuổi
F. Một số lỗi biên tập
Sách đã qua 2 năm. Tết này mới có time đọc. Cảm ơn Nhã Nam đã cho anh chị em một biên tập khá hoàn hảo.