MS504 - Đồi gió hú - tnak

Thứ Sáu, 24/11/2023

Đồi gió hú: Làm gì ở đồi gió hú?

“Đồi gió hú” là tiểu thuyết duy nhất và độc nhất của Emily Bronte, một áng cổ văn cổ về tình yêu man dại, ngang trái và bỏ xa thời đại. Câu chuyện xoay quanh cuộc tình dữ dội của tiểu thư Catherine Earnshaw và người đàn ông thô kệch và điên rồ do chánh trưởng nhà Earnshaw mang về nuôi. Sự khác biệt về địa vị và ngoại hình của họ như ngăn cách thế giới tại những đồng truông, quả đồi nước Anh bằng sự điên rồ và hoang dại. Tình yêu của họ mãnh liệt như thuở sơ khai của thế giới, trái tim của vạn vật đều đập những lần xanh và mạnh nhất, vì vậy đến cuối cùng, cái chết của họ chỉ mang ý nghĩa về một sự khởi thủy của tình yêu không biên giới: Con người bắt đầu từ cát bụi thì trở về với cát bụi.

Nội dung của tiểu thuyết thì nhiều người đã rõ nhưng nghệ thuật mà cụ thể ở đây là nghệ thuật không gian đã rướm trên đầu bút của Emily Bronte đầy sâu sắc lại hầu như ít ai phát hiện ra. Xuyên suốt tác phẩm, có hai không gian nghệ thuật chính được hiển lộ là không gian bên trong (trong khuôn khổ “Đồi” và ấp Thrusheross) và không gian bên ngoài. Trong đó, không gian nội thất là xương sống của toàn bộ tiểu thuyết khi hầu hết các chương, sự kiện, cao trào đều diễn ra tại không gian bị giới hạn này. Một mặt, sự kiềm nén về không gian này tạo ra cho người đọc một cảm giác ngột ngạt, không phải tự nhiên mà Emily lại miêu tả cái cổng nhà Joseph, phải chăng đó là tín hiệu của một lằn ranh ràng buộc.
Các chi tiết bên trong còn được chấm phá một cách giàu biểu đạt qua các chi tiết nhỏ mà tiêu biểu là “cái lò sưởi”. Tác giả không vô tình nghiên mực rơi vãi một chi tiết nào như vậy, về nghĩa trên mặt chữ “cái lò sưởi” muốn ám chỉ tới không gian bên ngoài: trời lạnh và đang mùa đông nên con người cần chút ánh sáng và hơi ấm; có lẽ ánh sáng từ chiếc lò sưởi còn là biểu tượng cho sự tiếp lửa cho những tâm hồn dần nguội lạnh nơi đây. Giữa nơi tăm tối, “cái lò sưởi” là nỗ lực mong manh để kết nối các thành viên tại ngôi nhà.

Từ việc xây dựng ngữ cảnh đè nén đến việc thể hiện cảm xúc của những người trong nhà, Emily Bronte đều vận dụng xuất sắc không gian nghệ thuật mà tiêu biểu là “cái cổng”, thứ ông Lockwood vốn không nên đặt chân vào qua thái độ của Joseph chính ngay từ chương đầu của tác phẩm hay chi tiết “cái lò sưởi” là những ánh sáng mờ ảo ít ỏi cho cuộc đời đen tối của họ phía trước. Nghiệp dĩ ánh sáng dù có nhỏ nhoi như nến, như đom đóm vẫn là hy huy cho ngày mai tươi đẹp nhưng ở nữ tiểu thuyết gia, “Gió hú” có lẽ là dập tắt đi tất cả ngọn lửa ấy để lại một tấm bi kịch cho tình yêu man dại của thế kỉ 19. Một nét thật riêng, thật đi trước thời đại bấy giờ của Emily Bronte.
 

Viết bình luận