MS494 - Thương nhớ mười hai - Mai Hân

Thứ Sáu, 24/11/2023

Là một tác phẩm trong bộ Việt Nam Danh Tác mà mình sưu tầm, nét riêng của “Thương Nhớ Mười Hai” là vẻ dân dã của dân tộc ba miền, đặc biệt về Hà Nội thủ đô. Tuỳ bút này được viết gửi tặng vợ của tác giả.

Vũ Bằng có 11 năm để tạo ra tuỳ bút hoàn vẹn, non sông nước biếc từ ngày tháng chưa thống nhất được ghi lại qua 12 tháng rung động khí trời và mùa “Tết, hỡi cô mặc cái yếm xanh” đặc trưng của văn hoá Việt Nam. Nửa đời người xa vợ xa quê, mấy ai không ôm mộng ngày về, nỗi sầu tương tư che lấp trí óc những năm tháng.
Bốn mùa trong năm được miêu tả rõ các vẻ đẹp qua danh lam thắng cảnh, địa danh trải dài từ đất Bắc, những cái hay của từng nơi ông đi qua cũng được nhắc đến trong suốt 13 chương.
Từng cánh hoa chiếc lá mang màu sắc khí trời mà tác giả đưa vào miêu tả qua từng thời gian trong năm.
Vũ Bằng nhớ Hà Nội da diết, từng nỗi nhớ sâu đậm đến nỗi hình thành một vùng ký ức đặc sệt về lối sống của người dân Bắc Việt, qua đó độc giả có thể biết thêm phong tục tập quán của miền Bắc, với những ai chưa ra thăm thủ đô vẫn có thể hình dung ra hình ảnh ở trước mắt do nghệ thuật tượng hình của tác giả mang lại.
Điểm sơ qua miền Trung và xuống miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn nơi ông đang sống lúc bấy giờ.
Ở đây có sự so sánh mùi vị hương thơm của thức ăn ba miền, tuỳ vùng sẽ khác nhau từ đó tạo ra lối ẩm thực của dân tộc. Tác phẩm này mở mang kiến thức thêm cho đồng bào, từ cái nguồn gốc của thức ăn miền đồng bằng tới ở núi cao, ao sâu nước đầm tới mây trắng quanh đỉnh đều được nhắc đến như “tour du lịch” ngày nay. Nói đến mùa nào thức ấy, cái của trời ban cho dân tộc ta biết bao thứ dinh dưỡng có trong tự nhiên.

Ý nghĩa Dịp lễ Tết truyền thống của Việt Nam, các sự tích dân gian truyền miệng có lẽ giới trẻ bây giờ ít ai biết lại được đề cập trong tuỳ bút, mở mang kiến thức về cội nguồn mà sách giáo khoa không thể dạy ta hết những điều hay ho như thế. Dẫu vậy, cảnh vật ở đâu, vào mùa nào, tiết trời se lạnh hay hầm nực hay là ở hoàn cảnh nào thì nỗi khổ riêng vẫn phảng phất trên nền sách của Vũ Bằng, nhớ đến người vợ ở quê nhà là ông trải khắp tơ lụa trên từng con chữ, tình tứ nhưng vẫn rất đằm thắm với nàng Quỳ mô tả thành tác phẩm mang nhạc tính.
Một kiệt tác đáng có trong tủ sách của người Việt.


“Bắt đầu viết cuốn sách này thì là nhớ. Viết đến câu chót bài “Thánh Chín” thì là thương. Thương không biết bao nhiêu, nhớ không biết ngần nào người bạn chiếu chăn Nguyễn Thị Quỳ.
Thành mến tặng Quỳ cuốn sách này để thay mấy lời ai điếu.”
 

Viết bình luận