MS147 - Ngàn mặt trời rực rỡ - CÔNG ĐỨC

Thứ Năm, 16/11/2023

“Ngàn mặt trời rực rỡ” là một cuốn sách thu hút được sự chú ý của tôi khi bước vào Nhã Nam, bối cảnh của cuốn sách đặt tại một đất nước mà xưa nay tôi chỉ mường tượng ra nó nằm đâu đó ở Trung Đông – nơi gần Vương quốc Ba Tư và con đường tơ lụa cổ xưa với những di sản vô giá và câu chuyện về nàng Sheherazade thông thái, khôn ngoan, dũng cảm và xinh đẹp đã chinh phục trái tim nhà vua và Trung Đông trong mường tượng của tôi của thời hiện đại là chiến tranh, là khủng bố, là sự hủy hoại của một nền văn minh từng rất rực rỡ của nhân loại, bằng đó những lý do khiến tôi thực sự chú ý đến “Ngàn mặt trời rực rỡ”.
Khi đọc những dòng giới thiệu phía sau cuốn sách, về hai người phụ nữ mà số phận đẩy đưa phải cùng chung sống với một người chồng và bị hành hạ, đánh đập, về thời kì biến động kéo dài của một đất nước, nhưng vấn đề lịch sử được lồng ghép trong cuốn sách thể hiện qua phần giới thiệu đó quá mơ hồ với tôi và mọi sự tập trung của tôi đều chú ý vào vấn đề bạo hành phụ nữ được đề cập đến trong phần giới thiệu, vấn đề bất bình đẳng giữa nam và nữ còn tồn tại trong nội tại những đất nước Trung Đông.
Và khi đọc đoạn giới thiệu về Mariam và Laila, một cô gái mà cha mình không thể thừa nhận và một cô gái sống trong nhung lụa từ nhỏ, và phải cùng phải sống chung dưới một mái nhà, cố gắng sinh con cho anh ta và chịu những trận đánh đập, để rồi một người khi đi đến tận cùng những khổ đau đã phải ra tay giết chồng, và người kia phải rời khỏi đất nước với người yêu và những đứa con, tôi đã mường tượng rằng chính cô gái được sống trong nhung lụa từ nhỏ sẽ là người ra tay giết chồng bởi vì ắt hẳn cô sẽ không thể chịu được sự đàn áp chưa từng có trong cuộc đời mình, còn cô gái không được thừa nhận kia rồi sẽ có được hạnh phúc sau tất cả những khổ đau. Và đó chính là những điều tôi đã nghĩ cho đến khi thực sự lật giở từng trang sách và thấm đẫm mình vào cuộc đời của hai người phụ nữ ấy – Laila và Mariam…

 

Viết bình luận