Có những quốc gia mà có lẽ chúng ta luôn nghĩ rằng họ hẳn phải có thù từ kiếp trước, hay chính phủ không ưa nhau thì toàn bộ người dân sinh sống trên vùng đất đó cũng như vậy. Tuy nhiên cuốn sách "Chú bé mặc Pijama sọc" của tác giả John Boyne đã hoàn toàn phủ nhận điều đó. Câu chuyện lấy bối cảnh nước Đức trong nhưng năm diễn ra thế chiến thứ hai, cậu bé Bruno - con trai một sĩ quan người Đức đang sống những ngày vui chơi yên bình tại Berlin thì phải theo gia đình chuyển về vùng quê hẻo lánh để sinh sống, tại đây cậu đã tự tìm kiếm niềm vui cho mình bằng cách đi thám hiểm những vùng xung quanh ngôi nhà. Và rồi, sau hàng rào thép gai, cậu đã gặp được một cậu bé trạc tuổi mình sống ở sau hàng rào. Kể từ đó cậu liên tục lui tới chỗ cậu bạn kia, bất chấp sự ngăn cản của người lớn. Cuốn sách hay ở chỗ nó chia ra được nhiều mảng sáng tối, về tình bạn trong sáng, trẻ thơ của cậu bé người Do Thái - và cậu bạn con trai của sĩ quan Đức, về sự hung tan, ác liệt của thế giới người lớn giữa hai dân tộc, hai quốc gia trong chiến tranh.
Và đặc biệt, đọc cuốn sách này trong bối cảnh ngày nay của thế giới cũng có thể một phần khiến tôi hiểu rõ hơn về giá trị của con người, những thứ không nên chỉ nhìn nhận bằng quốc tịch hay tôn giáo để đánh giá toàn bộ giá trị của người đó hay quốc gia đó. Cuốn sách này cũng đã được chuyển thể thành phim cùng tên của đạo diễn Mark Herman, tuy nhiên mình vẫn khuyến khích các bạn nên đọc qua sách trước để có cái nhìn sâu hơn về tác phẩm