Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), ông được biết đến là một nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Quê của ông ở Làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và sau đó mất tại Hà Nội.
Cha của ông là Vũ Văn Lân là một thợ điện, cha mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách làm lụng, tần tạo nuôi con khôn lớn. Sau khi học hết tiểu học ở trường Hàng Vôi. Ông phải thôi học ở tuổi 14 để đi làm kiếm sống, điều may mắn cho Vũ Trọng Phụng là được hưởng chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng hoàn toàn miễn phí trong quá trình 6 năm học tiểu học và ông cũng là một trong những những lứa thanh niên đầu tiên của Việt Nam được giáo dục bằng tiếng Pháp và học chữ Quốc Ngữ.
Sau quá trình 2 năm làm việc tại một số nhà hàng Gôđa và nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng quyết định chuyển sang nghề làm báo và bắt đầu con đường sự nghiệp viết văn chuyên nghiệp.
Năm 1930, truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường của nhà văn Vũ Trọng Phụng được đăng trên tờ Ngọ Báo. Đến năm 1931, ông bắt đầu viết vở kịch Không một tiếng vang, tác phẩm này đã bắt đầu gây được sự chú ý và quan tâm của nhiều độc giả thời bấy giờ.
Năm 1934, Ông tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình mang tên Dứt tình và đã được đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Đến giai đoạn vào năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng bắt đầu nở rộ, chỉ trong vòng 1 năm mà 4 cuốn tiểu thuyết của ông lần lượt đều được xuất hiện trên các mặt báo và thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả.
Bốn tác phẩm tiểu tiểu bao gồm: Giông tố, Làm đĩ, Vỡ đê, Số đỏ đều mang được tính hiện thực và đi sâu vào những vấn đề của hiện thực xã hội lúc bấy giờ.
Là một trong những nhà báo nổi tiếng, ông đã viết ra rất nhiều những bài phóng sự nổi tiếng. Phóng sự đầu tay được ông viết ra năm 1933 mang tên Cạm bẫy người được đăng trên tờ Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư. Bài phóng sự này của ông đã gây ra một làn sóng dư luận đương thời. Năm 1934, với phóng sự mang nhan đề Kỹ nghệ lấy Tây được đăng trên báo Nhật Tân và một số những tác phẩm phóng sự khác đã làm lên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Cả cuộc đời của Vũ Trọng Phụng sống trong sự nghèo khó. Vì gia đình ông còn bà nội và mẹ già nên ông đã cật lực lao động, nhưng ngòi bút của ông cũng không thể đủ để nuôi gia đình. Ông mất ngày 13/10/1939 khi mới ở cái độ tuổi 27, độ tuổi còn quá non trẻ, bỏ lại gia định còn bà nội, người mẹ già, cùng vợ và con gái chưa đầy 1 tuổi.