“Dám bị ghét” là một cuộc đối thoại giữa một vị triết gia và một chàng thanh niên trẻ tuổi. Đây là cuốn sách self- help đầu tiên mà tôi đọc. Nói thật thì tôi bị thu hút bởi cái tiêu đề của cuốn sách này. Ai mà chẳng bị ghét chứ! Tưởng chừng như cuốn sách sẽ là những giải đáp về việc bị ghét, cách vượt qua,.. nhưng thực tế thì cuốn sách này mang lại cho ta nhiều hơn thế. Những cuộc tranh cãi nảy lửa của vị triết gia với chàng thanh niên kia như một cái tát mạnh vào suy nghĩ của chúng ta:
- Vấn đề không phải là họ thế nào, mà là tôi thế nào. Tôi từng đánh giá một người qua vẻ bề ngoài hay chỉ qua tiếp xúc 1-2 lần. Và tôi từng nhận xét một người trong suy nghĩ của mình: Nó thật dị, nó thật đáng ghét,.. và lơ người đó đi trong những suy nghĩ đó. Nhưng rồi tôi nhận ra: Thật ra thì đó chỉ là cái nhìn chủ quan ở tôi, tôi chưa thật sự nhìn rộng ra, quan sát thêm về người đó, tiếp xúc thêm cũng như tìm hiểu về người đó qua một người thứ ba. Có lẽ, những người tôi từng bỏ lơ ấy có thể chính là cơ hội mà tôi đã vụt mất vì cái nhìn chủ quan của mình.Hay một ví dụ dễ hiểu hơn thì khi bạn nhìn qua một mảnh kính màu hồng bạn sẽ thế thế giới xung quanh trở thành màu hồng, trong khi sự thật không phải như thế.
- Hiểu được chính bản thân mình là bước đầu tiên để thay đổi.Đừng quá để ý xem tại sao người ta có được cái đó mà mình lại không có. Bởi “ Điều quan trọng không phải anh được trao cái gì, mà là anh sử dụng cái đó như thế nào?”
- Cuộc sống như nào là do chính bản thân mình lựa chọn: Bạn có can đảm để dám bị ghét? Có can đảm vượt qua điều ấy, chấp nhận điều ấy? Và có can đảm để hạnh phúc?
- “Con người ưa ngụy tạo cơn giận”. Nói thật, đọc đến đây thì chắc hẳn ai cũng sẽ bất ngờ. Chúng ta thường nghĩ “ giận giữ” là những cảm xúc bất ngờ bùng phát, không điều khiển được nhưng theo Adler thì chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được cơn giận, thực tế là chúng ta chỉ dùng những cơn giận như những cái cớ cho hành động của chúng ta.
- Cảm giác tự ti nảy sinh trong chúng ta không được sinh ra từ sự so sánh với người khác mà là sự so sánh bản thân với lí tưởng, không tin vào bản thân mình.
- Không phải không có năng lực, chỉ là không đủ can đảm để thực hiện nó mà thôi.
- Gía trị của chúng ta không nằm ở việc người khác định giá chúng ta như thế nào, mà nằm ở việc chúng ta vượt qua bản thân của quá khứ, hiện tại như thế nào.
- “ Sống để đáp ứng mong đợi của người khác và phó mặc cuộc đời mình cho người khác, đó là cách sống lừa dối bản thân, đồng thời lừa dối những người xung quanh”.
- Thuyết mục đích:” Con người không bị quá khứ điều khiển mà sẽ hành động hướng tới đích mình đã chọn”. Adler đã phủ nhận hoàn toàn thuyết nguyên nhân mà nhiều người vẫn tin tưởng. Tôi cũng khá sốc khi đọc đến đây nhưng ngẫm ra thì điều mà Adler nói không hề sai.
- Cảm thức cộng đồng gồm: “ Chấp nhận bản thân”, “ Tin tưởng người khác” và “ Cống hiến cho người khác”.
Đọc xong cuốn sách này thì trong tôi hiện lên những nút thắt giữa thuyết nguyên nhân của Freud với thuyết mục đích của Adler. Nhưng rồi, tôi nhận ra, điều Adler hướng tới là sự hạnh phúc. Chừng nào con người ta vẫn không dám thực hiện, sợ bị ghét bỏ, vẫn quan tâm đến những điều không đáng nghĩ, coi mình là trung tâm của vũ trụ thì chúng ta vẫn chưa TỰ DO, chưa HẠNH PHÚC.
Nói chung, tâm lí học chưa bao giờ là một điều dễ hiểu, dễ cảm nhận. Nhưng “ Dám bị ghét” vẫn sẽ khiến chúng ta nhận ra nhiều điều, suy ngẫm về bản thân. Chúng ta có thật sự hạnh phúc với hiện tại không? Chúng ta có thật sự Tự do không?Đây có phải điều mà chúng ta mong muốn làm?
Nếu các bạn muốn giết thời gian trong những ngày nghỉ dịch dài dằng dẵng này thì “Dám bị ghét” sẽ là một cuốn sách lí tưởng cho bạn!
P/S: Trên đây là những cảm nhận của mình. Nếu các bạn có cảm nhận nào khác về cuốn sách này thì hãy bình luận cho mình biết nhé! Tất nhiên là bình luận về cả bài review của mình nữa. Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây ạ!
Chúng ta hãy cùng treo hashtag dưới đây để chung tay mở được gói hỗ trợ 200 triệu đồng để tổ chức những lớp học miễn phí cho các cha mẹ có con tự kỷ ở các các tỉnh thành trên cả nước!