Văn học

Ngọn đèn dầu lạc: Dân “chấm chiếu” nằm bẹp bên bàn đèn

Thứ Năm, 12/10/2023

Đối với Nguyễn Tuân, thuốc phiện ở Việt Nam đầu với thế kỷ 20 độc hại như một thứ gây nghiện nhưng cũng là “thú chơi” của giới nghệ sĩ, trí thức.

Trong suốt hành trình đi tìm cái đẹp vĩnh hằng, Nguyễn Tuân đã dành ra hai tập tùy bút để viết về thuốc phiện. Cố nhà văn cho rằng thuốc phiện tàn phá sức khỏe của kẻ hút và làm khốn đốn gia đình, xã hội. Nhưng đồng thời hút thuốc phiện cũng được coi là một thú chơi của giới nghệ sĩ, trí thức, đem đến những cảm xúc thăng hoa trong sáng tạo và công việc.


Nguyễn Tuân cho rằng thuốc phiên vừa gây hại, vừa là “thú chơi”

Trong “Ngọn đèn dầu lạc”, Nguyễn Tuân không chỉ viết về việc hút thuốc phiện như một vấn đề xã hội độc hại, mà còn xem xét nó qua góc nhìn của những người bị nó cuốn hút. Ông tập trung vào các tiệm thuốc phiện ở Hà Nội và xây dựng một loạt câu chuyện đa dạng về con người và cuộc sống tại những nơi này.


Cố nhà văn đã tiếp cận thuốc phiện thông qua góc nhìn của người bị nó cuốn hút

Với tài tùy bút, phóng sự của mình, Nguyễn Tuân đã khắc họa những cảnh hút thuốc phiện và chân dung của những người nghiện thuốc phiện một cách rất sống động. Trong số những người này, có công chức, nhà báo, nhà văn, và đặc biệt là giới nghệ sĩ và trí thức. Tác phẩm mang đến cho độc giả một cái nhìn chân thực và đa chiều về cuộc sống của những người nghiện thuốc phiện, với tất cả sự đa dạng và phức tạp của họ.


Bất chấp phận vị, ai cũng có thể bị đắm chìm trong thứ bột màu trắng

11 chương nhỏ trong “Ngọn đèn dầu lạc” là 11 tiếp cận vi lịch sử về việc hút thuốc phiện xoay quanh các tiệm hút thuốc phiện ở Hà thành. Đầu tiên là chuyện về cái chết của chú Trô, vua tiệm thuốc phiện đầu tiên ở nơi kinh kỳ, tiếp theo là những câu chuyện sinh động về cảnh hút thuốc và chân dung của đám con nghiện đủ loại.


Nguyễn Tuân không e ngại khi đưa chính bản thân là người chứng kiến hay trải nghiệm

Bên cạnh việc miêu tả hệ lụy của hút thuốc phiện, “Ngọn Đèn Dầu Lạc” còn đặt ra những câu hỏi đạo đức, luân lý và về phận vị và danh dự của con người, đặc biệt là tầng lớp trí thức thời bấy giờ. 

Trong những áng văn chương của mình, Nguyễn Tuân không một lần tỏ ra bẽn lẽn khi để mình xuất hiện trong vai người chứng kiến hay người trải nghiệm thuốc phiện. Ông đã gạt sang một bên dư luận xã hội để cho cái tôi nghệ sĩ hiện diện rõ ràng trên trang văn.

tag

Văn Học